Cỏ nhân tạo Thanh Thưởng | Thế giới Cỏ nhân tạo | Cỏ nhân tạo giá rẻ | Bảo dưỡng cỏ nhân tạo

https://conhantaothanhthuong.com


Quy trình thi công sân bóng

Quy trình thi công sân bóng
QUY TRÌNH THI CÔNG SÂN CỎ NHÂN TẠO.  Quy trình thi công sân bóng cỏ nhân tạo như thế nảo?,thi công sân bóng đá cỏ nhân tạo như thế nào là đúng tiêu chuẩn kỹ thuật? Thi công sân bóng cỏ nhân tạo tiết kiệm nhất phải như thế nào mà vẫn đảm bảo kỹ thuật? Làm sân cỏ nhân tạo băt đầu từ đâu?  Quy trình thi công sân bóng đá cỏ nhân tạo gồm có 10 bước sau đây:
QUY TRÌNH THI CÔNG SÂN CỎ NHÂN TẠO.
              Quy trình thi công sân bóng đá cỏ nhân tạo gồm có 10 bước sau đây:
  1. Chuẩn bị nền hạ ,thiết kế quy hoạch tổng thể.
  2. Trải đá bây.
  3. Lắp đặt hệ thống thoát nước.
  4. Lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng
  5. Lắp đặt lưới quây xung quanh sân cỏ.
  6. Trải đá mạt.
  7. Trải cỏ.
  8. Trải cát.
  9. Dải cao su.
  10. Dọn dẹp vệ sinh xung quanh sân cỏ                         
  1. Chuẩn bị nền hạ ,thiết kế quy hoạch tổng thể.
A.Chuẩnbịnềnhạ:
Ảnh sân

Bước này thông thường chủ đầu tư đã có chuẩn bị từ trước về diện tích đất chuẩn bị làm.Chính vì vậy chúng ta sẽ theo diện tích đất có sẵn và theo đó để thiết kế một sân sao cho phù hợp và có kích thước sân đẹp nhất vừa tận dụng được nền đất phục vụ nhu cầu làm sân và khai thác sân,vừa có những khu vực phụ trợ phục vụ cho việc kinh doanh sân.
      Từ đó ta tiến hành chốt góc sân và các công trình phụ trợ :
       Điều chú ý trong quy trình này là:
  1. Các công trình phụ trợ phải phù hợp với địa hình của thực tế của sân.
  • Căng tin và kiot bán hàng phải được đặt vị trí thuận tiện nhất cho việc khách mua, bán.Thông thường ta nên đặt ở khu vực ngay cổng vào của sân bóng hoặc ngay cổng vào khu liên hợp thể thao(nếu có).
  • Khu vực để xe của khách vào chơi nên đặt liền kề với khu vực tập trung kiot bán hàng và căng tin
  • Căng tin nên đặt tránh ánh nắng của buổi chiều chiếu thẳng vào.
  • Sân bóng phải có diện tích đủ để cho các đội chơi.
  1. Diện tích sân bóng phải phù hợp :
Thứ nhất về kích thước sân bóng đá 5 người tiêu chuẩn
 Sân bóng đá 5 người tiêu chuẩn là một sân đấu hình chữ nhật với chiều dài (chiều dọc) lớn lơn chiều rộng (chiều ngang) của sân.

Sân 5 người

 - Chiều dài sân tối đa 42m và tối thiểu 25m.
 - Chiều rộng tối đa là 25 m và tối thiểu bằng 15m.
  +Thứ hai về kích thước sân bóng đá 7 người tiêu chuẩn:
    Sân bóng đá 7 người tiêu chuẩn là sân đấu có hình chủ nhật với các thông số dài rộng như sau:

sân 7

 - Chiều dài sân có độ lớn từ 50 m đến 75 m.
 - Chiều rộng sân bóng có độ lớn từ 40 m đến 55 m.
Với kích thước tiêu chuẩn trên đang không được sử dụng để xây dựng và kinh doanh do các lý do sau:
  • Diện tích đất không đủ rộng để xây dựng
  • Không phù hợp cho xây dựng để kinh doanh.
  • Do nhu cầu chơi đá bóng 7 với diện tích rộng rất ít vì chỉ là các giải phong trào nên sức khỏe không đủ điều kiện chơi. Phong trào chơi bóng chưa cao
  • Chi phí xây dựng tốn kém,….
Hiện nay sân bóng đá tại Việt Nam phổ biến được xây dựng với kích thước là 30 m x 50m:

Sân 7 người

+Thứ ba là kích thước sân bóng đá 11 người tiêu chuẩn thi đấu.
 Sân thi đấu bóng đá 11 người là sân đấu hình chữ nhật có chiều dài sân lớn hơn chiều ngang với thông số tiêu chuẩn như sau:

sân 11
 - Chiều dài tiêu chuẩn 105 m.
 - Chiều rộng tiêu chuẩn: 68 m.
  1. Xác định hệ thống thoát nước phù hợp với sân và khu phụ trợ
  2. Xác định vị trí các cột điện chiếu sáng sân bóng.  
 
Một sân bóng hoàn thiện là một sân bóng có sân diện tích đẹp có công trình : kiot bán hàng ,sân để xe cho khách vào chơi ,có nhà điều hành ,có khu vệ sinh khép kín… Chính vì vậy chúng ta cần xác định vị trí của sân và các công trình phụ trợ sao cho phù hợp với nhu cầu  của khách hàng.Chọn vị trí sân sao cho thoát nước thuận tiện nhất.Tiến hành phun thuốc diệt cỏ trên diện tích định thi công; lấy hết những gốc cây,giác có trên bề mặt sân cỏ để tránh sự phân hủy gây sụt lún nền sau này.
        Sau đó ta tiến hành tìm kiếm máy móc thi công và tiến hành cắt bóc lớp đất hữu cơ có độ dầy từ 5cm đến 7 cm tùy thuộc vào lớp đất thực tế và san ủi mặt bằng tạo độ dốc từ 0,3% đến 0,5%    .
       B .Thiết kế quy hoạch tổng thể.
Gồm hai bước cơ bản sau:
  • Khảo sát địa hình thực tế bằng thước hoặc bằng máy toàn đạc .Cũng có thể bằng bản đồ quy hoạch tổng thể đã có từ trước do chủ đầu tư hoặc chủ dự án đã có từ trước
  • Lên quy hoạch tổng thể từ diện tích đã khảo sát sau đó tiến hành thi công theo bản quy hoạch đã đươc phê duyệt.
C . Tiến hành chọn máy móc thi công phù hợp.
  1. Sử dụng máy để tiến hành san gạt.
          Nếu diện tích sân nhỏ hoặc 1 sân 5 người thì chúng ta chỉ cần dung máy ủi là có thể tiến hành san gạt bóc bỏ lớp đất hữu cơ đi được.
        Nếu diên tích là sân 7 người chúng ta nên dùng máy ủi để ủi lớp đất hữu cơ đi và thuê thêm máy san để tạo mặt phẳng và độ dốc của sân.
         Trước khi tiến hành san gạt mặt sân ta phải kiểm tra cao độ sân sau đó chốt cao độ và đánh dấu cao độ cos +00 vào vị trí phù hợp và có cọc tiêu cho máy san biết để san theo cao độ .  
           Sau khi san tương đối phải kiểm tra lại nền đã san xem đã đúng và đat cao độ chưa ,nếu chưa cần phải bù them đất hoặc cắt lại cho đúng                                                                      
2.Sau khi san gạt mặt phẳng ổn định theo cao độ thiết kế ta tiến hành lu nèn nền đất tạo độ cứng nhất định cho cốt đất
Nhiệm vụ này khá quan trọng không nên bỏ qua
Có thể vừa tiến hành lu vừa cho san cắt lại mặt phẳng càng tốt.
 
  • Khi lu nền đất ta nên dùng lu 12 tấn có chế độ rung
  • Lu đến khi nào nền đất đạt được độ cứng K=90 hoặc K=95 thì đạt.
  • Điều chú ý khi lu nền đất là không lu khi nền còn ướt hoặc trời vừa mới mưa to kéo dài xong nếu ta lu vào thời điểm nền đất còn ướt sẽ không làm cho nền đất cứng liên kết lại mà càng làm cho đất bị nhão hoặc cao su. Gây khó khăn cho việc thi công các giai đoạn khác và bị chậm tiến độ thi công.
  • Nếu nền đất quá khô ta bắt buộc phải tưới nước để tạo độ ẩm vừa đủ cho việc lu lèn tốt hơn .Tưới nước trước khi lu chừng hai tiếng hoặc hơn nữa để vừa đủ cho mặt trên của nền không bị quá ướt ,nếu ướt sẽ gây dính đất vào lu và bị lột ớp mặt, gây hiện tượng lồi lõm mặt.
         Cách lu sân đạt hiệu quả tốt nhất là :
  • Lu theo chiều dọc của sân, lu từ ngoài vào trong ( từ biên vào giữa sân) .
  • Có thể lu ngang sân khi nền đã có độ cứng nhất định.
  •  Lu qua 1 lần đến 2 lần không rung tạo độ lì trên bề mặt của đất sau đó ta tiến hành cho bật chế độ rung lu đến khi đạt độ cứng nền k=90 thì tiến hành dải đá bây.
  1. Trải đá bây.
     Khi chuẩn bị trải đá bây ta tiến hành kiểm tra cao độ của nền đất .Đồng thời chốt lại cao độ cho nền base ,làm sao cho cao độ phải đạt 0,3% đến 0,5%.
Nếu nền đất đã đạt được độ và độ cứng K=95 thì ta tiến hành cho base về đổ trực tiếp trên nền và dùng máy san hoặc máy ủi dàn đều toàn bộ base  san phủ mặt đất.Còn nếu nền đất mới tôn hoặc còn ướt thì ta nên dùng thêm vải địa kỹ thuật,bởi
vì lớp vải địa kỹ thuật giúp ngăn ngừa sự thẩm thấu ngược của nước bên dưới bề mặt lên trên gây cao su nền trên và ổn định nền sau này không gây ra hiên tượng hao hụt đá base. Từ đó, ta tính lượng base  cho phù hợp. Nhưng thông thường ta dải lớp đá base cao khoảng 10cm đến 12cm là đạt.Lớp đá base có tác dụng làm cứng nền và tạo được độ dốc theo yêu cầu. Cách trải đá bây như sau:
 Bước 1 : Tập kết base vào sân,đổ base theo từng đống nhỏ nhằm mục đích san ủi nhanh hơn và tiết kiệm được thời gian và chi phí san ủi.
Bước 2 : Ủ base thành từng đống : tập kết base về sân sau đó đổ đống và tưới nước để base có độ ẩm nhất định .   
 Bước 3 : Dùng máy san hoặc máy ủi ủi base ra trải đều mặt sân theo cao độ dốc của sân đất hoặc theo cao độ được vạch trên các cọc cốt trên sân(cốt bắn bằng máy thủy bình)
 
.ảnh san base

     Bước 4 : Dùng máy lu lu đều. Trước khi lu ta nên tiến hành tưới nước cho base có độ ẩm để tăng độ lì cho bề mặt, làm cho base liên kết tốt hơn  và bây nhanh xuống hơn .
     Bước 5: Dùng máy san san lại bề mặt của sân để đảm bảo độ dốc và mặt phẳng của sân là 0,5% và tiến hành kiểm tra cao độ thường xuyên (theo mốc cao độ đã bắn và chốt vào các mốc).Sau  đó ta tiến hành lu kỹ bề mặt ,thông thường ta nên lu khoảng 2 ca trở nên (tùy vào hiện trạng thực tế,và cho 1 sân 7 khoảng 1200m2 ) thì nền mới đạt độ chặt K=95.
  1. Làm hệ thống thoát nước xung quanh sân.
  1. . Xây dựng rãnh hoặc mương thoát nước.
      Sau khi ta định hình được tất cả các góc sân thì ta tiền hành làm hệ thống thoát nước xung quanh sân.
      Có sân ta chỉ làm đơn giản là một mương thoát nước bình thường (mương hở) rộng 25cm, sâu 25cm cũng được. Nhưng như vậy chỉ áp dụng cho 1 sân nhỏ có diện tích bình thường khoảng 1200m2 đến 1500m2.
       Nếu ta làm 2 sân trở nên ta nên làm một hệ thống thoát nước có lắp đậy bên trên rộng 50cm, sâu 50cm.Kỹ thuật xây hệ thống thoát nước có lắp đậy như sau :

Làm rãnh thoát nước

Dùng gạch hoặc đổ bê tông dày 10cm ,dưới lót 1 lớp bê tông dày 5cm đến 10cm ,xây gạch hoặc đổ bê tông trên lớp đế đó trên có lắp đậy dày 5cm rộng 50cm dài 100cm khoét hai đầu trên mặt lắp để lỗ(khoảng 8 lỗ) chia đều cho nước thoát nhanh hơn.Trong đan sắt(sắt phi 6,hoặc phi 8) rộng khoảng cách 20x20.
  • Đánh cao độ cho rãnh thoát nước là 0,2% về một mái hoặc hai mái tùy theo địa hình của sân, có hố gom nước (hố ga) để gom rác và phải mở ra được sau còn dọn dẹp vệ sinh máng thoát nước tránh bị đầy máng gây tắc máng.
  • Xây xong ta tiến hành chát kín mặt trong của máng tránh nước chảy ra bên ngoài máng làm ngấm và sụt nền xung quanh.
  • Đậy lắp lên trên :khi đậy ta phải căng dây lấy đường thẳng cho lắp.
  • Xây mặt hoàn thiện của mương thoát nước (mặt trên của tấm đan ) phải cao hơn mặt hoàn thiện của lớp mạt đã được lu nèn đủ độ chặt .
  1. . Xây dựng hệ thống bó vỉa xung quanh sân nếu sân có đường bê tông chạy xung quanh sân.
  • Đường bó vỉa có mục đích nhằm hạn chế bị mưa to làm cao su và cát bị trôi chảy đi khỏi mặt sân.Khi xây dựng bó vỉa và đổ bê tông thì phải cắt rãnh sâu bằng mặt hoàn thiện của mạt, Cho nước thoát nhanh hơn
  • Đường bó vỉa xung quanh sân phải cao hơn mặt hoàn thiện của mặt mạt đã được lu lèn kỹ .
      IV. Lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng.
    Thông thường 1 sân ta nên dùng ít nhất 6 cột đèn lắp 12 đến 16 bóng đèn 400w đối với sân 5;7 còn 12 cột đối với sân 11 các bước thi công như sau:
    1. Đổ đế cột điện ,kích thước đế là 100cm x100cm;
    Đối với cột ly tâm ta cần phải có 1 lỗ tròn rộng 35 cm cho cột ly tâm cao 10m 40cm cho cột ly tâm cao 12m  nhằm cho cột ly tâm vào.
     Đối với cột hapuco thì cần chuẩn bị lồng và có bu lông ốc vít đầy đủ hàn chặt vào lồng sau tiến hành đổ bê tông chôn lồng thật chặt chỉ để 4 con ốc nhô lên khoảng 5cm đến 7 cm để lắp cột và bắt bulong(khi đổ quấn băng dính vào bu lông tránh bê tông làm vít mặt ren của ốc).
      2. Chuẩn bị nguồn điện vào sân .Nguồn 3 pha thì tốt hơn.
      3. Chạy dây nguồn : chạy dây nguồn có 2 cách chạy :
    1. Chạy âm dưới đất ta dùng dây cáp 2x6 (cáp ngầm) dùng 2 pha chia cho 6 bóng /1 pha dây lên trên cột dùng dây 2x2,5,cho 1 cột.
    2. Chạy nổi trên cột dùng cáp nhôm cáp 18 hoặc cáp 20 dùng các tăng khóa dây điện chuyên dùng để cố định dây lên cột chúng ta nên dùng cáp 2 dây để chia pha dễ hơn(nếu là 1 sân),dùng cáp 3 dây (nếu là 2 sân),dùng cáp 4 dây (nếu là 3 sân) trên 1 cụm sân.
    3. Làm giá bóng đèn để lắp bóng đèn,khoan lỗ trên giá,mỗi giá lắp 2 bóng hoặc nhiều hơn tùy thuộc vào diện tích và thiết kế của sân. Thông thường để tránh tốn chi phí ta có thể dung thanh v5 khoan lỗ và bắt ốc vít cố định.
    4. Lắp bóng lên giá ,nối các bóng vào dây nguồn và lắp attomat(nếu 6 bóng trên một dây nên dùng attomat 32A) . Át tổng lớn gấp đôi át chia từng nguồn.    
 V. Lắp đặt hệ thống lưới chắn bóng.
    Thi công lắp đặt hệ thống lưới chắn bóng yêu cầu cấn phải có sức khỏe tốt không sợ độ cao thao tác các chi tiết nhanh gọn .Vậy yêu cầu thi công như thế nào?
    Đối với lưới chắn bóng không có móc treo ta luồn trực tiếp lưới vào cáp. Còn lưới chắn có móc treo thì ta căng cáp trước sau đó ta móc lưới vào sau. Cách thi công như sau :
    Để thi công lưới chắn bóng yêu cầu phải có : lưới chắn bóng,cáp căng lưới ,tăng đơ,khóa cáp,cờ lê 8,10 hai chiếc,kìm cắt cáp,búa 2kg các dụng cụ để trèo cột điện hoặc giáo, dây an toàn,ba năng tăng cáp.
   Chú ý :Để lưới căng đều và đẹp yêu cầu 4 cột góc của 1 sân mỗi cột phải có 6 tăng đơ chia cho 3 đường cáp: đường cáp trên cùng,đường cáp giữa (đường 2m),đường cáp chân. Mỗi tăng đơ kèm theo 2 khóa cáp .Còn cột giữa  ta dùng móc treo trực tiếp lên là được. Nên thi công hệ thống điện xong thì mới thi công lưới chắn bóng và thi công lưới chắn bóng trước khi dải mạt tạo mặt phẳng sân hoặc sau khi thi công dải cỏ xong tránh thi công sau khi dải mạt vì nó dễ làm sô lớp mạt đã cán hoặc thi công cùng lúc với dải cỏ dễ gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công cỏ (vướng giáo,vướng lưới,dẫm lên đường keo,gây sô mạt bên dưới nền cỏ đã trải.

   VI. Trải đá mạt.

    Trải đá mạt nhằm mục đích che phủ toàn bộ bề mặt base, tạo mặt phẳng cho nền sân trước khi dải cỏ.Mặt sân cỏ có tốt,phẳng và đẹp đều nhờ phần chính là phần dải mạt dưới sân.Quy trình dải mạt gồm các bước sau đây:
Hình ảnh cán mạt tạo phẳng mặt sân


    1 - Bắn cao độ kiểm tra cao độ từ cốt bây từ đó có phương pháp dải mạt tốt nhất. Bắn và chia cốt(mốc) thành từng ô nhỏ 2m /1 mốc theo chiều dài của sân chiều ngang làm 5 điểm (nếu là 1 sân) (lấy cốt từ giữa  sân chia  sang hai bên biên )Nhưng thông thường ta đổ và dải mạt khoảng 1,5cm đến 2cm.
    2 - Dùng cào chang và xẻng cán đều mặt sân ,không nên dùng máy san hoặc máy ủi để san mạt.Cán theo dây và cốt đã vạch trên sân.
    3 - Dùng máy lu lu nhẹ trên sân (không dùng lu rung ) lu đến khi hết vết và mặt sân có mặt phẳng tuyệt đối
    4 - Kiểm tra mặt sân băng mắt và máy thủy bình cho cán lại và lu lại.
  
VII . Trải cỏ nhân tạo
Đây là 1 bước rất quan trọng, cả 1 quá trình thi công của sân nhằm mục đích tạo nên 1 quá trình dải cỏ hoàn thiện.Vậy quá trình dải cỏ gồm bao nhiêu bước và cụ thể là như thế nào?
      1- Kiểm tra nền hạ trước khi thi công cỏ :thế nào là một nền hạ đủ điều kiện để trải cỏ? Một nền hạ đủ điều kiện để trải cỏ thì nền phải phẳng không vết gợn sóng của máy lu ,không  bị nồi lõm cục bộ ,không bị xô mạt,bề mặt mạt phải mịn và lì ,bước chân vào không bị vết chân giầy các bờ vỉa giữ cát phải hoàn thiện và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và thẩm mỹ .Hệ thống thoát nước phải hoàn thiện lắp đậy.Hệ thống chiếu sáng phải hoàn thiện xong phần dây nguồn nếu dây nguồn chạy ngầm trong sân.
     2- Đo đạc lại toàn bộ sân và tiến hành chốt góc sân theo bản vẽ thiết kế trên sân,căng dây định hình lòng sân .Lúc này ta cần 12 cái cọc sắt (cho 1 sân 7) để chốt góc và căng dây .Chốt giữa sân để làm đường trắng giữa sân và vòng tròn trung tâm sân.
     3 - Lăn cỏ ra sân : kiểm tra chiều cỏ và lăn cỏ ra sân theo chiều lăn ra thông thường ta chỉ dải ngang sân nhỏ( sân 7) .Trải cỏ từ hai đầu biên ngang vào giữa sân .
      4 - Lật mép cỏ lên khoảng 30cm và tiến hành cắt bỏ mép viền bạt thừa của thảm cỏ(cắt để lại mép cách hàng cỏ từ 0,3 đến 0,5 cm theo từng loại cỏ ) dùng dao cắt giấy loại to cứng để cắt .Khi cắt tay phải cầm dao tay trái cầm mép viền người ngồi lên thảm cỏ đã lật ,hai chân để so le với hai tay và ấn lưỡi dao xuống.Cắt cỏ trắng làm từng dải 10cm một để ghép vào biên .
     5- Chỉnh cỏ: căn chỉnh hai mép cỏ sát nhau làm sao khoảng cách hai thảm cỏ bằng hoặc nhỏ hơn khoảng cách đường cỏ tránh trường hợp thưa hơn hoặc đè lên nhau .Căn chỉnh cỏ biên ngang hai đầu  trước(cỏ 3 màu),lấy cỏ biên ngang hai đầu làm tấm cỏ cố định và các thảm cỏ khác cứ thế theo tấm cỏ biên hai đầu đó.Thường khi chỉnh cỏ ta phải có từ 3 đến 4 người chỉnh 1 thảm (có thực tế).
      6- Lật hai mép cỏ lên (mỗi bên lật khoảng 30cm) ,dải bạt xuống dưới giữa hai mép của hai thảm cỏ lăn cuộn bạt dán theo chiều dải ra từ đầu này của thảm cỏ đến đầu kia của thảm cỏ.
      7- Đổ keo lên đoạn bạt dán cỏ vừa trải với mức vừa đủ để tạo độ bám dính thảm cỏ vào bạt( thông thường thì trên thực tế 1 thùng keo 15kg ta đổ được 90 đến 95m dài của bạt 20 cm (bạt dán cỏ chuyên dùng màu đen) .Không đổ quá nhiều gây lãng phí keo và dễ làm keo bị trào ngược lên gây cong lớp thảm và dính sợi cỏ vào nhau gây hiện tượng mất sợi làm thưa đường cỏ.
     8- Cắt tỉa mép biên: Dùng dây cước căng theo chiều dài của sân ( căng vào các cọc đã đóng để chốt góc sân) sau  đó dùng dao đi đánh dấu bấm điểm từng đoạn trên đường biên dọc sát với dây cước (đánh dấu theo 1 chiều của con dao ,không đánh dấu 2 chiều dễ gây lệch cong đường biên).Lật cỏ lên úp hẳn thảm cỏ và cho lộ hẳn vết đã đánh dấu .Dùng thước  nhôm đặt lên các điểm đã đánh dấu và kéo thảm cỏ làm sao các dấu vào đúng điểm đánh dấu đó ,dùng dao cắt cỏ cắt theo thước (1 tay tỳ lên thước nhôm 1 tay cầm dao rạch giồng như kẻ đường thẳng) cắt nhẹ đến khi đế thảm đứt hẳn là được ,cứ vậy triển khai hết toàn bộ đường biên.
      9- Dán biên dọc : Sau khi đã cắt xong đường biên dọc thì tiến hành dán đường cỏ trắng 10 cm vào cùng với đường cỏ lòng sân vừa tỉa với đường cỏ biên.Đặt cỏ  biên vào và căn chỉnh cho cỏ đường biên ,cỏ trắng và cỏ lòng sân sát mép nhau ,lật cỏ biên ,cỏ lòng sân lên chừng 30 cm ,bỏ cỏ trắng ra ngoài.Sau đó dùng bạt 30 cm dải thẳng theo đường biên dọc của sân  và tiến hành đổ keo (trung bình 1 thùng keo 15 kg ta đổ được 60m dài của bạt) (khi dán đường biên dọc ta phải có ít nhất 3 người ,trong đó 1 người chuyên đổ keo và gạt keo hai người dán cỏ xuống ) lật nhẹ cỏ biên xuống đè lên bạt dán cỏ 10 cm,lật cỏ lòng sân xuống  và tiến hành ghép cỏ trắng 10 cm vào chỗ khoảng trống còn lại.Cứ như vậy đến khi làm hết đường biên là xong.
    10-  Cắt tỉa cung sân: dùng dao và dây thép để cắt cung đối với sân 5 người. Dùng thước dây đo chốt giữa trên 2 đường biên ngang và đường giữa sân .Từ điểm chốt của đường biên ngang đó ta đóng cọc ra ngoài 1m  và từ điểm 1m đó ta đo lên 6m và chốt điểm trên song song với điểm cọc biên ngang ,dùng dây thép buộc vào cọc cách điểm giữa sân 1m và đầu kia buộc dao cắt cỏ vào và tiến hành quay ¼ vòng đến khi chạm điểm cọc trên(6m) là được .
     Dán cung sân: cách dán cơ bản giống như dán đường biên dọc.Khác 2 điểm;1 là cỏ đã cố định nên ta chỉ tỉa sâu vào 10cm và bỏ đường cỏ xanh đó đi và cho cỏ trắng vào,2 là khi dải bạt ta dải theo đường cong nên cứ 1m ta cắt ngang bạt vào sâu 20cm và cỏ trắng khi dán vào cũng phải cắt cứ 50cm 1 đường cắt sâu vào 8 cm.
 Đối với sân 7 người dùng thước nhôm và dây cước
Khu cầu môn:
Từ điểm cách cột dọc 5m trên đường biên ngang của mỗi phần sân, kẻ vào phía trong 2 đoạn thẳng song song, vuông góc với biên ngang và có độ dài 5m, kẻ đường nối liền hai đầu đoạn thẳng đó. Phần diện tích được giới hạn bởi những đoạn thẳng đó và đường biên ngang gọi làkhu cầu môn.
 Khu phạt đền:
Từ điểm cách cột dọc 13m trên đường biên ngang của mỗi phần sân, kẻ vào phía trong 2 đoạn thẳng song song, vuông góc với biên ngang và có độ dài 13m, kẻ đường nối liền 2 đoạn thẳng đó. Phần diện tích được giới hạn bởi những đoạn thẳng đó và đường biên ngang gọi làkhu phạt đền.
Trong mỗi khu phạt đền có một điểm với đường kính 22cm được đánh dấu rõ ràng, cách điểm giữa đường biên ngang 9m - Đó là điểm phạt đền. Từ điểm phạt đền làm tâm kẻ một cung tròn ở ngoài khu phạt đền có bán kính 6m, để xác định vị trí đứng của những cầu thủ khi thực hiện quả phạt đền 9m.
    11- Cắt chấm phạt đền và chấm giao bóng

      Đối với sân 5 người :

      Từ biên ngang của mỗi phần sân, lấy chân 2 cột dọc cầu môn làm tâm kẻ vào trong sân 1/4 đường tròn có bán kính 6m, nối điểm cuối của 2 cung 1/4 đường tròn được đoạn thẳng dài 3,16m song song và cách đều đường biên ngang (đường cầu môn) 6m. Khu vực trong giới hạn bởi những đường kẻ đó gọi là khu phạt đền. Đường giới hạn này gọi là đường 6m.
 
1. Điểm phạt đền thứ nhất:
Trên đường 6m và ở giữa đoạn thẳng 3,16m có một điểm rõ ràng. Đó là điểm phạt đền thứ nhất.
 
2. Điểm phạt đền thứ hai:
Trên đường thẳng góc với biên ngang ở vị trí cách biên ngang 10m có một điểm rõ ràng. Đó là điểm phạt đền thứ hai.
3. Cung đá phạt góc:
     Lấy tâm là giao điểm của biên dọc và biên ngang của mỗi góc sân, kẻ phía trong sân 1/4 đường tròn có bán kính 25cm. Đây là vị trí đặt bóng khi đá quả phạt góc
  
      Đối với sân 7 người.

 1. Khu cầu môn:
Từ điểm cách cột dọc 5m trên đường biên ngang của mỗi phần sân, kẻ vào phía trong 2 đoạn thẳng song song, vuông góc với biên ngang và có độ dài 5m, kẻ đường nối liền hai đầu đoạn thẳng đó. Phần diện tích được giới hạn bởi những đoạn thẳng đó và đường biên ngang gọi là khu cầu môn.
2. Khu phạt đền:
Từ điểm cách cột dọc 13m trên đường biên ngang của mỗi phần sân, kẻ vào phía trong 2 đoạn thẳng song song, vuông góc với biên ngang và có độ dài 13m, kẻ đường nối liền 2 đoạn thẳng đó. Phần diện tích được giới hạn bởi những đoạn thẳng đó và đường biên ngang gọi là khu phạt đền.
Trong mỗi khu phạt đền có một điểm với đường kính 22cm được đánh dấu rõ ràng, cách điểm giữa đường biên ngang 9m - Đó là điểm phạt đền. Từ điểm phạt đền làm tâm kẻ một cung tròn ở ngoài khu phạt đền có bán kính 6m, để xác định vị trí đứng của những cầu thủ khi thực hiện quả phạt đền 9m.
3. Cung phạt góc:
Từ tâm là điểm cắm các cột cờ góc, kẻ vào trong sân 1/4 cung tròn bán kính 1m. Đây là vị trí đặt bóng để đá quả phạt góc.

     12- Kiểm tra hoàn thiện phần trải cỏ : Kiểm tra các đường keo,kiểm tra các mối dán,kiểm tra các đường vá nối…Nghiệm thu phần dải cỏ ,tiến hành vào cát.
    Điểm chú ý trong quá trình dải cỏ :
  • Khi lăn cỏ vào vị trí cần dải ,phải kiểm tra chiều lăn của cuộn cỏ ,không lăn theo chiều dải ra ,phải lăn theo chiều cuộn vào tránh bị xô cuộn gập cuộn và làm lỏng cuộn cỏ gây khó khăn cho việc di chuyển cuộn vào vị trí .
  • Khi lăn và xoay cuộn cỏ trên bề mặt sân phải dùng thước cán lại phần bị xô đó tránh gây lồi  lõm mặt sân.
  • Không dùng bất cứ loại móc sắt gì để kéo cỏ ,làm rách thảm cỏ.
  • Khi cắt cung cắt biên phải cán lại hoặc xoa lại mặt mạt .
  • Khi kéo cỏ bắt buộc phải dải thảm cỏ tương đối phẳng không để bị gấp trước khi kéo.
  • Trải cỏ xong phải kéo thảm cỏ phẳng ra không bị gấp.
  • Trải bạt dán cỏ phải trải hết thảm cỏ.
  • Đổ keo và gạt keo phải gạt đều và phải kín mặt bạt.
  • Khi vào keo không dùng chân vào ,bắt buộc phải dùng hai tay và phải co người đi trước để giữ .Tránh mép thảm cỏ bị gập xuống đột ngột gây dính keo vào sợi cỏ.
    VIII. Dải cát vào sân cỏ nhân tạo :
 
Dải cát bằng tay

 Bước này rất đơn giản chỉ cần xúc cát đã sàng sạch sỏi và tạp chất vào xe bò hoặc xe rùa rồi chở vào sân đổ theo từng đống nhỏ ,dùng xẻng hắt cát trải đều mặt sân.Khi trải cát yêu cầu trời phải nắng hoặc không mưa ,trải thành từng lớp mỏng một .Dùng máy đánh cát trên bề mặt xuống .Thông thường ta nên trải thành 4 lượt , trong đó 3 lượt chính 1 lượt bù .Cát trải 2,3cm đến 2,5cm là đủ.Dùng cào tay cào các điểm cát không xuống hoặc máy không đánh tới(chủ yếu là biên và góc sân).Khi thi công chú ý trời nắng cần phải đánh hết cát xuống không để cát lưu trữ qua đêm gây ảnh hưởng đến công việc thi công của hôm sau và tránh gặp mưa vào ban đêm hoặc sáng ra có sương gây ướt cát không đánh cát xuống được nữa.
     
Nếu vào cát mà gặp mưa khi cát chưa xuống hết cần phải dừng vào cát và không tiếp tục vào nữa khi chưa có nắng và phải phơi cát 02 ngày trở lên nếu cát bị ướt do mưa. Nếu cố làm tiếp thì sẽ làm sợi cỏ bị chôn vùi dưới lớp cát bị ướt và không bao giờ lên lại được nữa.
      Trong trường hợp cỏ bị chôn dưới cát thì yêu cầu phải sử dụng bàn trải tay đi đánh từng chỗ cho cỏ ngóc lên và chỉ đánh khi cát đã được phơi nắng và trời phải nắng.Nếu đánh trời mưa sẽ không có tác dụng và sẽ gây tốn thêm nhân công thi công .
       Khi  kiểm tra cát vào sân cần có thiết bị kiểm tra như thước đo, cát đủ và được khi cỏ đứng đều không chết sợi cát trải phải đều không có chỗ bị lõm thiếu.Sau khi kiểm tra cát đã được thi tiến hành các bước thi công tiếp theo.

     IX . Dải cao su:
Dải hạt cao su bằng tay.
 Dải cao su là bước cuối cùng trong dải cỏ và hoàn thiện sân .Yêu cầu cao su sau khi dải xong phải đều ,không bị dồn ,không bị thiếu ,không bị hở cát không làm chết sợi cỏ.Vì vậy trước khi dải phải tính khối lượng cao su chuẩn bị cho vào sân sau đó chia ra từng ô theo bao và theo khoảng cách thảm cỏ .Tính nhưng vẫn để lại 1 khối lượng nhất định để bù sau khi hoàn thiện xong phần dải cơ bản . Bù là 1 bước rất quan trọng làm cho mặt sân đều và đẹp hơn, cần phải chú trọng cộng việc này trước khi hoàn thiện sân.Khi dải cao su phải dùng xẻng té đều sân.Sau đó dùng máy đánh cho hạt cao su trải đều hơn, sau khi hoàn thiện tất cả các nội dung trên thì lấy cào tay cào các khu vực bị dồn ,nhất là bốn góc sân và các mép biên .

     X .Dọn vệ sinh trong và ngoài sân cỏ : dọn vệ sinh nhằm mục đích làm cho sân sau hoàn thiện đẹp hơn sạch hơn . Cần thu gom các vật dụng như vỏ bao, sợi cỏ đứt ,cỏ thừa ,sỏi,cát trong sân và ngoài xung quanh sân…sau đó tiến hành bàn giao và đưa sân vào sử dụng.
 
Cần tư vấn, cung cấp, thi công, bảo dưỡng cỏ nhân tạo,xin vui lòng liên hệ
Email: vuthuong19484@gmail.com.
Email: conhantaothanhthuong@gmail.com
Hotline: 0961 8999 56
 
 
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây